0444333222
King855
首页 >Trung tâm sản phẩm
【dấu lớn】Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành
发布日期:2024-05-20 01:19:04
浏览次数:908

Độc giả: Nguyễn Bảo

Bị bạo hành ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm sinh lý ở trẻ. Ngoài xâm phạm thân thể,ấuhiệunhậnbiếttrẻbịbạohàdấu lớn việc chửi mắng hay bỏ mặc trẻ cũng làm tổn thương tinh thần, nếu diễn ra thời gian dài sẽ gây khủng hoảng tâm lý.

【dấu lớn】Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Thu Hương, có một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị bạo hành ở trường.

【dấu lớn】Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Trẻ nhỏ có thái độ yêu ghét rõ ràng với người xấu, người tốt và người có thể gây hại cho chúng. Bởi vậy nếu gặp đối tượng đã ngược đãi mình, trẻ thường có thái độ sợ hãi, khóc lóc, nhất quyết không theo. Nếu việc bạo hành xảy ra ở trường, trẻ sợ phải đến lớp và có những phản ứng như ôm chặt, giãy giụa khi được bố mẹ giao cho cô giáo. Thực chất, một số bé mới đi học khi cô đón cũng hay khóc và bám chặt mẹ, không muốn vào lớp... Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, những biểu hiện trên được coi là nguy cơ.

【dấu lớn】Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành

Biểu hiện thứ hai là trẻ tỏ ra hốt hoảng, sợ sệt, ngủ mơ màng không sâu giấc, thậm chí thường xuyên gặp ác mộng rồi khóc thét. Dấu hiệu này cũng xảy ra khi trẻ thay đổi môi trường mới. Tuy nhiên nếu thời gian dài mà vẫn như vậy, đó là tín hiệu cho thấy lớp học của con không ổn.

Thứ ba là thái độ của trẻ thay đổi khi bỗng nhiên bám riết lấy bố mẹ, dù trước đó không có thói quen như vậy.

Còn dấu hiệu khác là trên cơ thể trẻ có những vết thương, vết bầm tím do tác động của ngoại lực. Tuy nhiên những vết thương này có thể xuất hiện do tự ngã hay đánh nhau, thậm chí xô đẩy với bạn, không vội vàng kết luận trẻ bị bạo hành ở trường nếu chưa có chứng cứ cụ thể.

Nếu những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian dài, khả năng lớn là bé bị bạo hành ở trường. Khi đó, cần liên hệ sớm với cơ quan chức năng để xử lý cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đau lòng.

Trẻ bị bạo hành ở trường sẽ gây tổn thương tâm lý ở trẻ. Anh minh họa: Wikihow

Trẻ bị bạo hành ở trường thường bị tổn thương tâm lý. Anh minh họa: Wikihow

Để tránh cho con bị bạo hành ở trường, chuyên gia Vũ Thu Hương chia sẻ, con người khi sinh ra, khả năng duy nhất có được là mút, để mút sữa, uống nước. Mọi thứ khác đều phải học, quan trọng nhất là học nguyên tắc "được - cấm - phải". Cái gì được làm, cái gì cấm làm và cái gì phải làm. Trẻ cần được dạy dỗ từ sớm những nguyên tắc này, nhằm biết cách tôn trọng và không làm phiền người khác, cũng như để chính bản thân chúng được an toàn.

Theo bà Hương, bố mẹ không nên nghĩ "trẻ nhỏ không biết gì" mà bỏ cơ hội dạy dỗ con từ sớm. Ví dụ khi con nghịch ngợm không nghe lời, cần nghiêm khắc nói: "Con chưa ngoan", đồng thời kết hợp một số hình phạt như không bế ẵm, úp mặt vào tường hay yêu cầu ngồi yên một chỗ. Cách làm này giúp trẻ thấy được sự "mất mát, mất tự do" và hiểu mình đã sai, tự nhiên sẽ điều chỉnh hành vi sau này.

Trong quá trình dạy trẻ, bố mẹ không nên đánh con vì sau đó nếu hành vi này lặp lại ở trường, trẻ không coi đó là bạo lực. Cần đặt ra những quy tắc rõ ràng với trẻ, giúp giảm đi sự cáu gắt, la hét, thậm chí roi vọt. Ví dụ cần có thời gian biểu cho trẻ như khi nào ăn uống, khi nào chơi, dọn dẹp sau khi chơi xong... Kèm theo đó có thể là phần thưởng nếu làm tốt và hình phạt nếu phạm quy tắc. Dần dà, trẻ sẽ hiểu được cái gì được làm và cái gì không, cái gì khuyến khích, cái gì bị cấm.

Đến giai đoạn gửi con đến lớp, dù trường công hay tư, nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng. Việc chọn trường cho con không nên chỉ dựa vào sân trường đẹp đẽ hay nhiều đồ chơi mà nên chọn trường uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng. Hàng ngày đưa con tới trường, cũng nên quan sát thái độ của trẻ với cô giáo. Trẻ con rất trung thực và tình cảm, nếu trẻ yêu cô, tình yêu đó sẽ rạng ngời trên gương mặt chúng, và ngược lại.

Ngoài việc quan sát, nếu trẻ đã biết nói, phụ huynh nên trò chuyện với con về trường lớp mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng cần học cách nói chuyện thích hợp. Nguyên nhân là do trẻ luôn sống trong hai thế giới, một là thế giới thật, hai là thế giới chúng tưởng tượng ra rồi được lưu trữ trong não. Hơn nữa, trẻ khó xác định được khung thời gian diễn ra các ký ức, nên đôi khi chúng không nhớ chính xác sự việc đó diễn ra khi nào, ở đâu. Bởi vậy khi trò chuyện, bố mẹ đừng nên hỏi trẻ những câu như: "Lớp con hôm nay có bạn nào bị phạt không?" nhằm thu thập thông tin. Tốt nhất bố mẹ nên nhập vai giống trẻ để gợi chuyện như: "Hôm nay lớp mẹ có một bạn bị phạt úp mặt vào tường"... Nếu trẻ có ký ức tương tự, chúng sẽ kể lại thực tế đã trải qua. Có thể trẻ sẽ lặp lại nguyên văn câu nói của bố mẹ nhưng lại nằm trong hoàn cảnh của chúng.

Còn một khi trẻ đã bị bạo hành ở trường, điều quan trọng nhất là bố mẹ giúp con quên đi những ký ức đó. Trí nhớ dài hạn của trẻ rất kém, đây là một lợi thế giúp bố mẹ nhanh chóng giải quyết bức xúc của trẻ khi bị bạo hành. Tuy nhiên, đừng vì việc này mà chăm bẵm trẻ quá mức, thường xuyên khóc lóc, thể hiện xót thương trước mặt con sẽ làm cho chúng đau hơn, khổ hơn. Chính sự vững vàng tâm lý của bố mẹ khiến cho mọi đau buồn của trẻ nhanh chóng bị lãng quên.

Trang Vy

产品中心

EMAIL:[email protected]

TEL:0777333444

FAX:0555444666

Copyright © 2024 Powered by King855